Ký sinh trùng gây bệnh trên cá nước ngọt lồng bè

Ký sinh trùng gây bệnh trên cá nước ngọt lồng bè

Nuôi cá lồng bè là một mô hình nuôi lý tưởng, rất phù hợp với vùng châu thổ Sông Mekông. Tuy nhiên, quá trình nuôi cũng còn gặp nhiều trở ngại, nhất là bệnh do ký sinh trùng. Một số giống loài ngoại ký sinh trùng xuất hiện phổ biến trong các bè nuôi cá điêu hồng, cá lóc, cá tra, bống tượng… như sán lá đơn chủ (Dactylogyrus, Gyrodactylus), rận cá (Argulus) và trùng mỏ neo (Lerneae). Chúng pháttriển gần như quanh năm, có thể nói môi trường nuôi lồng bè rất thích hợp cho các nhóm ký sinh trùng này sinh sản và gây bệnh cho cá.

Sán lá 16 mócDactylogyrus vàsán 18 mócGyrodactylus ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Sán sinh sản và phát triển trực tiếp trên cơ thể cá, chúng dùng các móc ở đĩa bám phá hoại tế bào da, mang làm cá tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cá. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sán 16 và 18 móc ký sinh nhiều trên các loài cá nuôi ao, nuôi lồng bè và cá ngoài tự nhiên. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các bènuôi mật độ dày, điều kiện môi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22-28oC.Vào những tháng mưa nhiều tỉ lệ nhiễm sán đơn chủ trên 90%, sán gây tác hại lớncó thể làm cá chết hàng loạt.

Cũng giống như sán lá, rận cá trùng mỏ neo ưa thích ký sinh trên da, vây cá nuôi bè. Vòng đời của chúng cũng phát triển trực tiếp trên cơ thể cá. Rận đẻ trứng ở các góc tối củathành bè, tốc độ nở của trứng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao rận đẻ trứng càng nhanh và ngược lại. Ấu trùng trải qua 6-7 lần lột xác sẽ thành rậntrưởng thành. Nhiệt độ thích hợp cho rậnsinh sản 25-28oC, một rận mẹ có thể sinh sản ra 2 triệu ấu trùng.Rậndùng cơ quan miệngvàgai ở mặt bụng cào rách da cá gâ yviêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng khác xâm nhiễm gây bệnh.Vì vậy, khi cá bị rậnký sinh thường xuất hiện các bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét... Do cơ thể dẹt và màu sắc thay đổi theo da ký chủ nên rậndán chặtvào dacá, phải quan sát thật kỹmới nhìn thấy được. Cá bị rậnký sinh có cảm giác ngứa ngái, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội không định hướng, giả măn.

Trùng mỏ neo ký sinh trên da,mang, góc vây cá, đặc biệt đối với cá vẩy nhỏ, vẩy mềm. Phần đầu trùng cắm sâu vào trong thân cá, phần sau lơ lửng trong nước nên thường có một số giống nguyên sinh động vật, tảo, nấm bám vào da cá phủ một lớp rất bẩn, làm tổ chức nơi ký sinh sưng đỏ, viêm loét, tế bào hồng cầu thẩm thấu ra ngoài, tế bào bạch cầu ở trong tổ chức tăng, sắc tố da biến nhạt. Trường hợp trùng ký sinh nhiềutrong xoang miệng làm cho miệng cá không đóng kín lại được, không bắt được thức ăn và chết. Trùng mỏ neocái mang 2 túi trứng, trứng nở ra ấu trùng Nauplius1, sau 4 lần lột xác chuyển thành Nauplius 5, tiếp tụclột xác để biến thành ấu trùng có đốt Metanauplius. Trùngsinh sản ở nhiệt độ 12-33oC (thích hợp nhất là 20-25oC), trên 33oC trùng có thể bị chết. Ở nhiệt độ nước 25-37oC tuổi thọ 4-23 ngày, trung bình 20 ngày. Mùa nhiệt độ thấp, tuổi thọ trùng kéo dài. Trùngcó thể ký sinh trên cơ thể cá qua mùa đông, đến mùa xuân ấm áp thì bắt đầu đẻ trứng cho nên con có tuổi cao nhất có thể 5-7 tháng.

tải xuống

Một số giải pháp phòng trị sán lá đơn chủ, trùng mỏ neo và rận cá cho cá nuôi lồng bè như sau:

 

Phòng bệnh: 

Do trứng và ấu trùng của sán 16, 18 móc, trùng mỏ neo, rận cá bám vào thành lồng bè hoặc trôi nổi theo nguồn nước và lây nhiễm cho cá nên chúng ta cần phải (1) vệ sinh lồng bè sau mỗi vụ nuôi; (2) định kỳ treo túi vôi, muối ăn (NaCl), thuốc tím (KMnO4) hoặc lá xoantrong bè; (3) Ngoài ra, sán 16, 18 móc và trùng mỏ neo có đặc tính chọn lọc ký chủ vì vậy luân phiên nuôi các loài cá khác nhau cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

Trị bệnh:

Treo túi vôi liều lượng 2-4 kg/10m3 lồng.

Dùng KMnO4 nồng độ 10-12 ppm tắm cho cá thời gian 30 phút, nhiệt độ nước 20-30oC.  Hoặc treo KMnO4 liều lượng15-20g/m3 lồng, mỗi tuần 2 lần.

Dùng lá xoan (5kg) treo ở góc bè trong thời gian 2 ngày .

Dùng muối ăn (NaCl) nồng độ 8000-11000 ppm tắm cá liên tục trong 3 ngày.

Hình 1: A: sán lá 16 ký sinh ở mang; B: sán 18 móc ký sinh ở da; C&D: trùng mỏ neo ký sinh trên da; E: rận cá; F: rận ký sinh trên da cá.

Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả.

Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ UV-Việt Nam

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *