Bệnh trắng đuôi trên cá nuôi thâm canh

Bệnh trắng đuôi trên cá nuôi thâm canh

1.      Về dịch tể học của bệnh

Hiện nay, bệnh do vi khuẩn gây thiệt hại rất lớn cho nghề ương nuôi cá thương phẩm, đặc biệt vi khuẩn Gram âm là nhóm gây bệnh chủ yếu. Bệnh trắng đuôi do vi khuẩn Flavobacterium columnare (trước đây vi khuẩn này có tên là Flexibacter columnaris) được xem là tác nhân gây bệnh phổ biến và rất nguy hiểm trên nhiều loài cá nước ngọt bao gồm cá không vẩy và cá có vẩy ở nhiều nước trên thế giới. Đây là loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây tổn thương chủ yếu trên da và mang. Ở Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn F. columnare gây thiệt hại hơn 70% trại ương nuôi cá nheo, gây tổn thất trên 50 triệu đô la hằng năm. Loài vi khuẩn này được xếp vào hàng thứ hai sau bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri về khả năng gây bệnh cũng như thiệt hại.

Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có sản lượng thủy sản lớn nhất cả nước trong đó một số loài nuôi công nghiệp như: Cá tra, điêu hồng, rô đồng, trê lai… là đối tượng nuôi nước ngọt đóng vai trò chủ lực về xuất khẩu và cung cấp thực phẩm nội địa. Bệnh trắng đuôi do vi khuẩn F. columnare cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên những loài nuôi công nghiệp ở ĐBSCL. Cá tra, điêu hồng thường bị hao hụt rất lớn ở giai đoạn còn nhỏ (<100g), đặc biệt sau khi vận chuyển cá hương, cá giống, cá bị xây xát do vận chuyển hay stress do thay đổi điều kiện môi trường. Khi nhiễm bệnh này, cá chết nhanh trong thời gian từ 2-4 ngày sau khi có biểu hiện bệnh lý. Tỉ lệ cá chết qua ghi nhận là khoảng 80-100% đối với trường hợp nuôi trên bể và 35-60% nuôi ở ao đất.

2.      Dấu hiệu lâm sàng và đặc điểm sinh học của vi khuẩn.

bệnh trắng đuôi thường bơi lội lờ đờ gần mặt nước, có thể nhìn thấy vệt trắng ở đuôi khi quan sát. Cá bệnh có thể giảm ăn hoặc bỏ ăn.

Cá bị bệnh trắng đuôi thể hiện dấu hiệu bệnh lý đặc trưng bao gồm 2 dạng: Cá bệnh nhẹ, da có có vệt trắng ở thân và cuốn đuôi, trên vây nhiều nhớt và cụm màu vàng do vi khuẩn bám lên, ở mang có màu đỏ xẩm hoặc hồng nhạt. Cá bệnh nặng, có dấu hiệu bệnh lý trầm trọng hơn như có nhiều vệt trắng ở thân và lưng đồng thời mất nhớt, vây tưa rách, đuôi mòn cụt,  mang có màu xám trắng và hoại tử, đôi khi vết loét hình thành ăn sâu vào bên trong cơ cá (Hình 1, 2 và 3).

Mỗi loài vi khuẩn đều có môi trường nuôi cấy đặc trưng cho sự tăng trưởng. Khác với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác trên động vật thủy sản, vi khuẩn F. columnare không phát triển trên môi trường chung TSA và Nutrient agar, chỉ phát triển trên môi trường chọn lọc đặc trưng của chúng như môi trường Cytophaga agar, Hsu-Shotts agar và Shieh agar, các môi trường này có điểm chung là nghèo dinh dưỡng. Sau thời gian ủ 24-48h và nhiệt độ là 25-28oC, khuẩn lạc có sắc tố vàng, rìa dạng rễ, bám chặt và sâu vào nền môi trường thạch.

Vi khuẩn Flavobacterium columnare thuộc vi khuẩn Gram âm, hình que, dài và mảnh, kích thước khoảng 0,5-1.0 x 4-10 µm (Hình 4). So sánh với nhiều loài vi khuẩn khác, F. columnare tương đối dài hơn nhưng mảnh hơn (kích thước của E. ictaluri khoảng 0,75 x 1,5-2,5 µm). Vi khuẩn F. columnare hoạt động rất mạnh, di động trượt, có khả năng hấp thu Congo red, phản ứng flexirubin, thủy phân gelatin, không tạo acid từ các loại đường.

3.      Khả năng gây bệnh và khả năng lây lan

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vi khuẩn F. columnare có khả năng gây ra bệnh cấp tính và mãn tính. Vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm này phân bố khắp nơi trong môi trường tự nhiên và có khả năng gây bệnh theo chiều ngang, điều này làm chúng trở thành nhóm vi khuẩn nguy hại nhất trong số các vi khuẩn gây bệnh trên cá. Vi khuẩn F. columnare có thể sống trong nước sạch đến vài tháng. Tuy nhiên, ngoài ao nuôi có nhiều dinh dưỡng cũng như nhiều loài vi khuẩn khác phát triển, sẽ ức chế khả năng phát triển của vi khuẩn này.

Mặc dù, vi khuẩn này lúc nào cũng hiện diện trong môi trường nuôi, nhưng sự bùng phát bệnh còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường ao ương nuôi, hình thức và mức độ tổn thương do stress, tình trạng sức khỏe của cá và khả năng gây bệnh của vi khuẩn. Sự thay đổi của các thông số môi trường làm ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của F. columnare trên cá. Khả năng bám dính lên vật chủ là yếu tố cần thiết đầu tiên của vi khuẩn này. Một số nghiên cứu đã chứng minh, khả năng bám tăng lên theo tỉ lệ thuận với nhiều ion trong nước như ion Fe2+, Ca2+… Một thông số khác cũng tác động lên khả năng gây bệnh F. columnare là nhiệt độ và mật độ cao, nhiệt độ tăng tỉ lệ thuận với tỉ lệ chết của cá.

Đa số các loài vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá chủ yếu theo đường máu và thận nhưng đối với vi khuẩn F. columnare thì chúng xâm nhập và gây tổn thương từ bên ngoài cơ thể cá, chủ yếu ở da và mang. Nhiều nghiên cứu trước đây cho biết khả năng bám chặt là điểm đặc thù của giống Flavobacterium. Có 2 chất giúp vi khuẩn có thể kết dính với bề mặt cơ thể ký chủ đó là glycocalyx và galactosamine. Trong 2 chất đó thì galactosamine có khả năng giúp bám dính tốt hơn so với các lông tơ (pili) hay các lông tua (fimbriae) của vi khuẩn. Nhà khoa học bệnh học DelCorral (1988) đã tìm thấy sự tương quan giữa bề mặt của lớp này với khả năng ngưng kết hồng cầu. Trên cá nheo Mỹ, Nghiên cứu đã tìm ra sự tương quan giữa độc lực gây bệnh với sự ngưng kết hồng cầu và khả năng gây bệnh của vi khuẩn F.columnare. Ngoài ra, enzyme phân hủy protein đã được tìm thấy ở trên vi khuẩn F.columnare, yếu tố độc lực cùng với enzyme phân hủy protein đã góp phần trực tiếp gây tổn thương cho tế bào mô của vật chủ.

4.      Chẩn đoán bệnh

Có thể chẩn đoán nhanh bệnh này bằng cách dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (xem mục 2) và quan sát mẫu tươi, thời gian chẩn đoán chỉ mất vài phút. Khác với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác, khi cá có dấu hiệu nhiễm  F. columnare chúng ta có thể kiểm tra mẫu tươi trên da và mang cá bệnh (tốt nhất là vị trí vết thương), quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi (100X) thì thấy sự hiện diện lượng lớn vi khuẩn hình que dài mảnh kích thước (0,5-1.0 x 4-10 µm), gom dính lại thành từng cụm ở da và mang dạng sợi mảnh giống như đám cỏ (do đó bệnh này còn được gọi là “Columnaris disease”).

Việc phân lập vi khuẩn có thể thực hiện bằng cách thu những mẫu cá bệnh và lấy mẫu vi sinh cấy trên môi trường Hsu-Shotts ở nhiệt độ 28oC. Sau đó định danh vi khuẩn dựa trên những đặc điểm sau: (i) sự bám chặt trên môi trường nuôi cấy, (ii) khuẩn lạc từ màu vàng chuyển sang màu hồng trong môi trường nuôi cấy với sự có mặt của 3% NaOH và (iii) sản xuất ra enzyme chondroitinase.

Kỹ thuật chẩn đoán PCR cũng được sử dụng để phát hiện vi khuẩn F. columnare.  Phương pháp này, cho phép đưa ra kết quả trong vòng 1 ngày. Các nghiên cứu khác sử dụng phương pháp PCR để khuếch đại DNA của F. columnare đã tỏ ra hữu ích trong các ứng dụng chẩn đoán.

5.      Phòng trị bệnh

Quản lý tốt môi trường nuôi nhằm hạn chế sốc cho cá là biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đúng mức. Giải pháp trị bệnh được xem là biện pháp cuối cùng. Việc điều trị bệnh này chỉ có hiệu quả khi phát hiện bệnh sớm và phải kết hợp với xử lý môi trường nuôi. Đối với vi khuẩn này, chưa có nhiều nghiên cứu đưa ra biện pháp điều trị bằng kháng sinh hay hóa chất, nhưng do vi khuẩn này tác động bên ngoài cơ thể vì thế việc dùng hóa chất mang lại hiệu quả cao hơn. Các hóa chất có thể dùng để phòng trị bệnh trắng đuôi như: Thuốc tím (KMnO4), muối, formol và sunfat đồng (CuSO4). Một số nghiên cứu cho rằng KMnO4 có hiệu quả trị bệnh trắng đuôi nhưng hóa chất này không có hiệu quả khi cá nhiễm bệnh dạng cấp tính. Hiện nay, việc điều chế vaccine để phòng bệnh do F. columnare vẫn còn đang nghiên cứu chưa đưa vào ứng dụng thực tế.

benhtrangduoi

Cá bệnh trắng đuôi do vi khuẩn F. columnare gây ra trên một số loài cá: A: cá tra; B: cá trê: C: cá điêu hồng; D: vi khuẩn F. columnare Gram âm, hình que, dài và mảnh. Cá bệnh có biểu hiện có nhiều vệt trắng trên thân, vây tưa rách, đuôi mòn cụt (mũi tên).

VMCGROUP luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của Quý khách! Chúng tôi cam kết chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đẩy đủ kiểm định, an toàn về sức khỏe, được Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế cấp phép sử dụng. 

Các sản phẩm quý khách xem chi tiết tại đây

 ☎️ ️Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ dưới đây, trân trọng cảm ơn!
💯 Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng, hàng chuẩn

VMCGROUP HÀ NỘI
SỐ 61 NGÕ 381 NGUYỄN KHANG-CẦU GIẤY 
(Thẳng cầu Yên Hòa đi vào 200m). 
Hotline 0947 464 464_ 093 456 8852
Tel 0243.7474 666 | 0243.7472 333 
VMCGROUP THANH HÓA
343 Lê Lai – Tp. Thanh Hóa
Tel 093.224.5500 | 0934.533.885
0237.6767.666 | 0237.666.5656
Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Tel 02436 877 888 
VMCGROUP HẢI PHÒNG
406 Hùng Vương – Tel 093456 8012
VMCGROUP ĐÀ NẴNG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0911 670 670
VMCGROUP QUẢNG NGÃI 
51 Chu Văn An – Tel 0989 463 066
VMCGROUP NHA TRANG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0905 188 667
VMCGROUP HCM
9 Đường số 5 KDC Him Lam– Tel 0918 113 698
VMCGROUP CẦN THƠ
40M Đường 3A KDC Hưng Phú 1– Tel 0969 239 117

 

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *