Hướng dẫn viết Mẫu: Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

Tài liệu sưu tầm chỉ mang tính chất tham khảo!

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI 

CÔNG TY ABC

 
   

  

 

   BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
CỦA
CÔNG TY ABC

ĐC:             Website:

  Hà Nội, tháng 5 năm 2014

 

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

 

MỞ ĐẦU

– Xuất xứ dự án

Công ty ABC thành lập năm 2010 với số vốn ban đầu 12.000.000.000 đ, với các ngành nghề kinh doanh hóa chất công nghiệp. Hiện nay, doanh thu từ việc kinh doanh hóa chất chiếm 90% doanh thu của Công ty.

– Tính cần thiết phải lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Với hệ thống cửa hàng trực thuộc và kho chứa hóa chất hiện nay, Công ty hiểu được các sự cố trong hoạt động kinh doanh, lưu chứa và vận chuyển hóa chất nguy hiểm có thể xảy ra như rò rỉ, tràn đổ, mất cắp… Các sự cố này có thể gây ảnh hưởng tới người lao động trực tiếp làm việc với hóa chất, người sử dụng hóa chất, môi trường và cộng đồng xung quanh. Xác định được các nguy cơ đó, Công ty tiến hành xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cho Axit clohydric và Axit sunfuric để có phương án kiểm soát và xử lý thích hợp khi xảy ra sự cố hóa chất.

– Các căn cứ pháp lý lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Luật Hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Phần I.

THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

1. Quy mô đầu tư

– Vốn  đầu tư: 12.000.000.000 đồng.

– Quy mô kinh doanh: 500 tấn/năm.

– Văn phòng Công ty và cửa hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm: …

2. Các hạng mục công trình

– Kho chứa của Công ty thuộc 

– Diện tích sử dụng: 105 m2 diện tích chung.

– Kết cấu: nhà kho xây dựng kiên cố, mái lợp tôn, tường gạch, nền láng xi-măng.

– Quy mô: gồm 3 gian (mỗi gian có diện tích 50 m2, 25 m2, 30 m2    ), trong đó:

          + 80 m2, gian được sử dụng làm nhà kho chứa hàng.

          + 25  m2, gian làm văn phòng và nhà bảo vệ.

– Bản vẽ mặt bằng bố trí kho bảo quản hóa chất được trình bày trong phần Phụ lục.

3. Công nghệ sản xuất

Công ty chỉ kinh doanh và lưu chứa hàng hóa, không có hoạt động sản xuất hóa chất.

4. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm. Trường hợp các loại hóa chất trong dự án đã có phiếu an toàn hóa chất hoặc đã được chứng nhận hoàn thành khai báo theo quy định, tổ chức, cá nhân có dự án hóa chất có thể sử dụng phiếu an toàn hóa chất hoặc chứng nhận hoàn thành khai báo thay cho bản kê khai đặc tính hóa chất.

Bảng 1. Bảng kê khai tên hóa chất kinh doanh, khối lượng

STT Tên hóa chất Khối lượng lưu trữ tại thời điểm lớn nhất Mục đích
1 Axit Sulfuric 200 kg Mua bán
2 Nước Javel 250 kg Mua bán
3 Nitric acid 1 tấn Mua bán
4 Axit Clohydric 250 kg Mua bán
5 Kali hydroxit 1 tấn Mua bán
6 Hydrogen peroxide 300 kg Mua bán
7 Xút (NaOH) 1 tấn Mua bán
8 PAC 200 kg Mua bán
9 LAS 500 kg Mua bán
10 SLES 320 kg Mua bán
11 Acetic acid 150 kg Mua bán
12 Soda ash light 400 kg Mua bán
13 Phosphoric acid 180 kg Mua bán
14 FeCl3 100 kg Mua bán
15 Amoni clorua 150 kg Mua bán
16 ZnCl2 75 kg Mua bán

Các hóa chất đều có phiếu an toàn hóa chất, trong đó có đầy đủ tính chất lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm.

5. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm

Bảng mô tả các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm sử dụng trong bảo quản, vận chuyển và lượng chứa lớn nhất của từng loại; các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện của các loại hóa chất kinh doanh được trình bày trong bảng sau.

Bảng 2.Bảng mô tả bao bì và điều kiện bảo quản hóa chất

STT Tên hóa chất Hình thức lưu trữ Điều kiện bảo quản
Nhiệt độ Áp suất Phòng chống va đập Chống sét Chống tĩnh điện
1 Axit Sulfuric Phuy 400 kg Cal 40 kg (Nhựa PVC) Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
2 Nước Javel Phuy 250 kg Cal 25 kg (Nhựa PVC Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü ü ü
3 Nitric acid Phuy 280 kg Cal 35 kg (Nhựa PVC) Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü ü ü
4 Axit Clohydric Phuy 250 kg Cal 30 kg (Nhựa PVC) Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
5 Kali hydroxit Bao 25 kg (Nhựa PE) Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
6 Hydrogen peroxide Can 30 kg (Nhựa PE) Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
7 Xút (NaOH) Bao 25 kg (Nhựa PE) Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
8 PAC   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
9 LAS   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
10 SLES   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
11 Acetic acid   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
12 Soda ash light   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
13 Phosphoric acid   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
14 FeCl3   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
15 Amoni clorua   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü
16 ZnCl2   Nhiệt độ không khí Áp suất khí quyển ü

6. Mô tả điều kiện địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thủy văn khu vực thực hiện dự án

6.1. Điều kiện địa lý, địa hình

Công ty nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội nên có điều kiện địa lý địa hình chung của thành phố.

Địa tầng khu vực nhìn từ trên xuống gồm các lớp sau đây:

–        Lớp cát cấp phối kém.

–        Lớp cát pha bụi.

–        Lớp sét.

–        Lớp cát pha sét.

–        Lớp cát pha bụi.

–        Lớp cát pha sét.

–        Lớp đá phiến.

6.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn

Khu vực Công ty nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội nên nhìn chung mang tính chất khí hậu Hà Nội – khí hậu nhiệt đới gió mùa.

  • Nhiệt độ theo mùa.

Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất gây ô nhiễm trong không khí.

Nhiệt độ trung bình hàng năm tại thành phố Đà Nẵng khoảng 25,9ºC, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung bình từ 28 – 30ºC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 – 23ºC.

  • Chế độ mưa

Chế độ mưa cũng ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Khi rơi, mưa sẽ cuốn theo một lượng bụi và các chất có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất.

Hàng năm tại Hà Nội có một mùa mưa và một mùa khô. Lượng mưa trung bình hằng năm là 2504,57 mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, mưa lớn tập trung vào tháng 10 và 11, lượng mưa cao nhất trung bình là 550 – 1000 mm/tháng. Các tháng ít mưa nhất trong năm là tháng 1, 2, 3 và 4, lượng mưa trung bình thấp nhất là 23 – 40 mm/tháng.

  • Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động

Độ ẩm trung bình năm tại Hà Nội là 83,4%. Độ ẩm trung bình cao nhất ghi nhận được là 85,67 – 87,67 % vào các tháng 10, 11. Độ ẩm trung bình thấp nhất ghi nhận được là 76,67 – 77,33% vào các tháng 6, 7.

  • Chế độ gió

Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.

Hướng gió thành phố Hà Nội bị chi phối bởi điều kiện hoàn lưu và địa hình. Về mùa đông, tần suất cao nhất là hướng Tây Bắc, Bắc, Đông Bắc và một phần gió Đông. Về mùa hạ, ở vùng ven biển phía Nam, gió thịnh hành là gió Tây Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3,3 m/s.

  • Bức xạ mặt trời

Bức xạ mặt trời là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ bền vững khí quyển và quá trình phát tán, biến đổi các chất ô nhiễm. Bức xạ mặt trời sẽ làm thay đổi trực tiếp nhiệt độ của vật thể và tùy thuộc vào khả năng phản xạ và hấp thu bức xạ của nó.

Tổng lượng bức xạ mặt trời bình quân hàng năm ở Hà Nội khoảng 98 Kcalo/cm2. Tháng có lượng bức xạ ít nhất trong năm là tháng 12. Các tháng 5, 6, 7 và 8 là các tháng có lượng bức xạ mặt trời trên 10 Kcalo/cm2.

Bảng 3. Tổng số giờ nắng và bức xạ mặt trời trung bình tại Hà Nội

Tháng Số giờ nắng (giờ) Bức xạ mặt trời (Kcalo/cm2)
I 143 5,7
II 151 6,4
III 166 8,7
IV 196 9,3
V 240 11,2
VI 240 10,6
VII 238 11,6
VIII 206 10,3
IX 166 8,4
X 149 7,1
XI 129 4,7
XII 129 3,9
Năm 2153 97,9
  • Số giờ nắng

Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ, nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 234 – 277 giờ/tháng, ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 – 165 giờ/tháng.

7. Bản danh sách các công trình công nghiệp, quân sự, khu dân cư, hành chính, thương mại, các công trình tôn giáo, các khu vực nhạy cảm về môi trường trong phạm vi 1000 m bao quanh vị trí dự án hóa chất.

Kho Công ty nằm trong khu dân cư/quy hoạch của Nhà máy xe lửa Gia Lâm.

Phía Bắc giáp đường Nguyễn Văn Cừ

Phía Nam giáp ga Gia Lâm

Phía Đông giáp kho Gia dụng Đức Giang

Phía Tây giáp kho Tín Trực

Trong phạm vi 1000 m bao quanh kho công ty có các công trình nhạy cảm trường học/kho, cửa hàng xăng dầu/chợ/UBND; không tiếp giáp.

8. Các tài liệu kèm theo:

– Bản đồ vị trí khu đất đặt cơ sở hóa chất;

– Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);

Phần II.

DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Lập bản danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực.

Các điểm nguy cơ bao gồm khu vực chứa Hydrogen peroxide, Axit Sulfuric, Axit Clohydric và Xút (NaOH), nước Javel, Nitric acid, Kali hydroxit, PAC, LAS, SLES, Acetic acid, Soda ash light, Phosphoric acid, FeCl3, Amoni clorua, ZnCl2.

Đặc biệt lưu ý sự cố hóa chất xảy ra đối với Axit sunfuric và Nitric acid, Khu vực lưu chứa hóa chất Nitric acid là kho số 1.

Khu vực lưu chứa hóa chất NAOH là kho số 2(xem bố trí trên bản vẽ).

Hóa chất Kali Hydroxit được lưu trữ thành lô riêng, tách hẳn với các hóa chất khác. Lối đi giữa các lô hóa chất rộng đủ cho việc di chuyển bốc vác của công nhân.

Phuy và can chứa Axit clohydric được xếp ở khu vực riêng, thoáng gió, cấm lửa, cấm hút thuốc. Phuy cal được xếp thành dãy, cal xếp 2 lớp và cùng chiều, bên ngoài kho chứa có bố trí 2 bình chữa cháy và dụng cụ bảo hộ lao động, ứng cứu sự cố hóa chất.

Khu vực bảo quản, lưu trữ hóa chất chỉ có công nhân trực tiếp làm việc với hóa chất và người có trách nhiệm mới được ra vào, nghiêm cấm người không phận sự vào khu vực nguy hiểm và có biển cảnh báo.

2. Liệt kê các dự báo về nguy cơ cháy, nổ do hóa chất và các nguyên nhân khác như sử dụng nhiệt, điện…, các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố cao phải có biển hiệu cảnh báo mối nguy hiểm.

Kali Hydroxit là chất oxi hóa mạnh nên nhiệt độ của nó khi phản ứng với các chất khử và chất cháy có thể gây cháy. Hóa chất có thể nổ khi bị va đập mạnh, tiếp xúc với nhiệt hoặc ngọn lửa hoặc do phản ứng hóa học tự phát. Thùng chứa kín có thể vỡ khi bị nung nóng. Nhạy cảm với tác động cơ học.

Axit sunfuric là chất lỏng và  độc, có khả năng ung thư theo xếp loại của OSHA. Axit clohydric dễ bay hơi khỏi dung dịch . Trên nhiệt độ bùng cháy (Flash point: 60ºC), hỗn hợp hơi hóa chất và không khí dễ cháy nổ trong giới hạn nồng độ cháy nổ. Thùng chứa có thể nổ nếu bị nung nóng.

Cả hai loại hóa chất này đều có khả năng gây ra nguy cơ cháy nổ cáo, vì vậy việc sử dụng nhiệt, điện, dụng cụ thiết bị kim loại… trong kho bảo quản có khả năng gây ra các sự cố cháy nổ nghiêm trọng.

3. Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.

Thủ kho có trách nhiệm kiểm tra tình trạng các lô hàng hằng ngày, để kịp thời xử lý khi hàng hóa trong kho có hiện tượng như chảy đổ, rách thủng, hư hại do côn trùng, chuột cắn phá hoặc mất mát.

Định kỳ hàng tháng cán bộ chịu trách nhiệm về an toàn hóa chất và môi trường phải kiểm tra kho chứa hàng, đặc biệt là các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố cao như khu vực chứa Kali hydroxit, hàng axit, dễ cháy nổ, độc hại tới môi trường… Công tác kiểm tra phải được thực hiện cả bên trong và bên ngoài kho, kiểm tra các dụng cụ thiết bị ứng phó sự cố, hệ thống báo động và thông tin liên lạc. Khi phát hiện các sự cố nguy hiểm (mất mát hóa chất nguy hiểm, tràn đổ, cháy nổ…) phải báo ngay cho Giám đốc và người chịu trách nhiệm. Khi phát hiện những hư hỏng công trình phải ghi nhận, báo cáo và lên kế hoạch sửa chữa kịp thời.

Giám đốc và người phụ trách về an toàn môi trường – hóa chất của công ty có thể tiến hành kiểm tra đột xuất kho bảo quản hóa chất. Nếu không đảm bảo điều kiện an toàn thì thủ kho phảo chịu trách nhiệm trước Giám đốc và tiến hành khắc phục ngay các điểm không đảm bảo an toàn.

Sau mỗi lần kiểm tra phải có báo cáo tình hình an toàn của hóa chất và môi trường của kho gửi Giám đốc, hồ sơ lưu để tổng hợp báo cáo định kỳ 6 tháng và 1 năm tình hình an toàn hóa chất về cho Sở Công Thương thành phố.

 

Phần III.

DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

1. Dự kiến các tình huống sự cố làm dò rỉ, tràn, đổ hoặc cháy, nổ hóa chất nguy hiểm của từng thiết bị, khu vực đã liệt kê; xác định điều kiện, nguyên nhân bên trong cũng như tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến tình huống sự cố. Trường hợp có số liệu thống kê sự cố từ các dây chuyền công nghệ cùng loại, quy mô tương đương, tổ chức, cá nhân lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất có thể sử dụng số liệu thống kê để đánh giá về khả năng sự cố.

Tràn đổ, rò rỉ hóa chất có thể xảy ra khi bao bì chứa hóa chất bị rách thủng trong quá trình vận chuyển và bốc vác, do chuột cắn phá, do vật nhọn làm rách thủng. Thùng chứa, phuy cal có thể bị nứt bể do va chạm, do tác động cơ học, do thời gian sử dụng lâu, do chứa đựng hóa chất không phù hợp (ăn mòn, phá hủy…) với chất liệu làm vật chứa, cũng có thể do nhiệt độ kho bảo quản quá cao gây nứt vật chứa. Tràn đổ cũng có thể xảy ra do quá trình sắp xếp hàng hóa trong kho công nhân đã xếp hàng quá cao, vượt quá chiều cao quy định và không cẩn thận nên lớp hàng hóa bị nghiêng và đổ, kéo theo các lô hóa chất kế bên.

Cháy nổ hóa chất có thể xảy ra khi kho bảo quản hóa chất quá nóng (do hỏa hoạn, chập điện…), vượt quá nhiệt độ tự cháy hoặc nhiệt độ bùng cháy của hóa chất làm hóa chất bốc cháy sinh nhiệt có thể gây nổ. Cũng có thể do hóa chất tràn đổ phản ứng với các loại hóa chất khác trong cùng kho bảo quản sinh ra khí cháy gây nổ.

2. Ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hóa chất nguy hiểm.

Hóa chất tràn đổ nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra những tác động đến người và môi trường xung quanh.

Khi xảy ra tràn đổ rò rỉ hóa chất, nếu có người lao động làm việc tại khu vực tràn đổ rò rỉ thì thông qua tiếp xúc, đường hô hấp hóa chất sẽ có những tác động xấu tới sức khỏe của người lao động.

Người lao động khi tiếp xúc với Kali Hydroxit sẽ gặp phải ra các triệu chứng sau:

– Đường mắt: gây kích thích mắt, mẫn đỏ và đau;

– Đường thở: gây kích ứng đường hô hấp, các triệu chứng bao gồm ho, khó thở;

– Đường da: gây kích ứng da. Các triệu chứng bao gồm đỏ, ngứa và đau rát.

Người lao động khi tiếp xúc với Formol sẽ gặp phải ra các triệu chứng sau:

– Đường mắt: hơi gây kích ứng cho đôi mắt với đỏ, đau và mờ mắt. Nồng độ cao hơn hoặc văng dính vào mắt có thể gây ra tổn thương mắt vĩnh viễn;

– Đường thở: có thể gây viêm họng, ho và khó thở.Causes irritation and sensitization of the respiratory tract. Gây kích ứng đường hô hấp.Concentrations of 25 to 30 ppm cause severe respiratory tract injury leading to pulmonary edema and pneumonitis. Nồng độ 25 – 30 ppm gây ra tổn thương nặng đường hô hấp dẫn đến phù phổi.May be fatal in high concentrations. Có thể gây tử vong ở nồng độ cao;

– Đường da: độc hại.May cause irritation to skin with redness, pain, and possibly burns. Skin absorption may occur with symptoms paralleling those from ingestion. Formaldehyde is a severe skin irritant and sensitizer. Có thể gây kích ứng cho da với các biểu hiện đỏ, đau và có thể gây bỏng. Hấp thụ qua da có thể xảy ra với các triệu chứng tương đương với việc uống nhầm hóa chất. Formol gây kích thích da nặng.Contact causes white discoloration, smarting, cracking and scaling. Vùng da tiếp xúc với hóa chất sẽ bị đổi màu trắng, nứt da và ngày càng lan rộng.

Các tác động này đều biểu hiện ngay lập tức và có thể gây nguy hiểm cho người lao động.

Sự thất thoát và thâm nhập hóa chất vào môi trường có thể gây ra những ảnh hưởng đến môi trường đất, không khí và môi trường nước.

Đối với Kali hydroxit  khi tràn đổ và tiếp xúc với nhiệt, nguồn lửa hay phản ứng với các chất khử khác thì có thể gây ra nổ lớn. Khi cháy thì sản phẩm phân hủy sinh ra gồm các Oxit Nitơ, khí và hơi khó chịu, độc hại cho những người xung quanh va môi trường.

Đối với Axit cohydric, khi thâm nhập vào đất, Axit cohydric sẽ bay hơi với mức độ vừa phải hoặc có thể ngấm vào nước ngầm và phân hủy đến một mức độ vừa phải. When released to water, this material is expected to quickly evaporate.Khi thâm nhập vào môi trường nước, Axit cohydric sẽ bay hơi đáng kể, không tích lũy nhiều trong môi trường nước, thời gian bán phân hủy từ 1 đến 10 ngày.When released into the air, this material is expected to be readily degraded by reaction with photochemically produced hydroxyl radicals. Khi bay hơi vào không khí, Axit cohydric dễ dàng phân hủyWhen released into the air, this material is expected to have a half-life between 1 and 10 days. (thời gian bán phân hủy ít hơn 1 ngày), được loại bỏ khỏi bầu khí quyển dưới tác dụng của ánh sáng hoặc do lắng đọng khô hoặc ướt.

3. Giải pháp phòng ngừa sự cố đối với từng thiết bị, khu vực đã liệt kê trong bản danh sách các điểm nguy cơ. Giải pháp phòng ngừa phải được xây dựng cụ thể và tương ứng với nguy cơ xảy ra sự cố.

Để tránh hiện tượng tràn đổ rò rỉ hóa chất, trong kho bảo quản phải sắp xếp các lô hóa chất ngay ngắn và theo từng khu vực riêng. Không có hiện tượng xếp chồng lên nhau hoặc xếp cao quá chiều cao quy định có thể gây nghiêng đổ (phuy cal khi xếp chồng không quá 2 lớp, chiều cao của các lô hàng không quá 2 m), lối đi giữa các lô hàng hóa tối thiểu là 1,5 m. Từng lô hàng được đánh dấu và ghi bảng tên trên tường để thuận tiện cho việc kiểm tra và giám sát. Trong quá trình nhập kho, cần kiểm tra kỹ bao bì, phuy cal chứa đựng hóa chất để đảm bảo không có hiện tượng nứt vỡ thùng chứa, rách thủng bao bì, tránh hiện tượng rò rỉ tràn đổ. Nếu phát hiện có hiện tượng nứt vỡ, rách thủng thì phải để riêng và xử lý trước khi cho nhập kho.

Đối với khu vực chứa Kali hydroxit thì cần phải lưu ý các vấn đề sau: lưu trữ hóa chất trong bao bì kín, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa các nguồn nhiệt hoặc nguồn đánh lửa. Không lưu trữ trên sàn gỗ. Tránh xa các chất không tương thích như chất đốt, vật liệu hữu cơ, các kim loại nặng, các Photphit, vật liệu Cacbon, các axit mạnh và các chất oxi hóa khác. Use non-sparking type tools and equipment, including explosion proof ventilation.Thùng chứa hóa chất có thể nguy hiểm khi còn dư lượng hóa chất. Quan sát tất cả các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa được liệt kê cho sản phẩm.

Đối với khu vực chứa Axit clohydric cần chú ý các điểm: lưu trữ hóa chất trong thùng chứa kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa bất kỳ khu vực có thể gây ra cháyOutside or detached storage is preferred. hoặc lưu trữ riêng là tốt nhất. Không lưu trữ chung với các chất oxi hóa, các chất kiềm, Nitơ, Axit Perclorit, hỗn hợp Axit Perclorit và Anilin, Nitromethan, Axit Clohydric phản ứng với Formol  có thể hình thành Bis-chloromethyl Ete – một chất được OSHA xếp loại gây ung thư.Separate from incompatibles. Tránh xa mọi nguồn lửa và tránh để hóa chất bị đóng băng.Containers should be bonded and grounded for transfers to avoid static sparks.Storage and use areas should be No Smoking areas. Lưu trữ và sử dụng trong các khu vực nghiêm cấm hút thuốc. Use non-sparking type tools and equipment, including explosion proof ventilation.Sử dụng dụng cụ thiết bị không làm phát ra tia lửa điện.Protect from freezing. Store above 17C (63F). Thùng chứa hóa chất có thể nguy hiểm khi còn dư lượng hóa chất (hơi, chất lỏng). Quan sát tất cả các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa được liệt kê cho sản phẩm.

Khi xảy ra sự cố tràn đổ rò rỉ Kali hydroxit cần phải thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sau:

1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ: hủy bỏ tất cả các nguồn đánh lửa, thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý, thu hồi hóa chất tràn đổ vào thùng chứa chất thải hóa học kín;

2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: hủy bỏ tất cả các nguồn đánh lửa, thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất. Thu hồi hóa chất tràn đổ và chứa trong thùng chứa chất thải hóa học kín. Sử dụng phương pháp thu hồi không tạo ra bụi hóa chất. Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát nước chung. Ngăn ngừa bụi hóa chất và giảm thiểu sự tán xạ bằng nước hoặc phun ẩm.

Khi xảy ra sự cố tràn đổ rò rỉ Axit Clohydric cần phải thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sau:

1. Khi tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ: thông gió diện tích tràn đổ hóa chất, cách ly mọi nguồn đánh lửa, trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý, hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất) sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín;

2. Khi tràn đổ, dò rỉ lớn ở diện rộng: thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn, hủy bỏ tất cả các nguồn lửa, mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp, cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất. Hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất), không sử dụng chất liệu dễ cháy (như mùn cưa), sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín. Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát nước chung. Phun nước để giải tán hơi hóa chất bảo vệ nhân viên trong khi xử lý rò rỉ hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Sử dụng dụng cụ và thiết bị không phát ra tia lửa.

Trong kho bảo quản hóa chất Công ty có sử dụng điện chiếu sáng, đường dây điện được thiết kế đúng theo TCVN 5507:2002 (bóng đèn phòng cháy nổ, cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện được bố trí ngay cửa ra vào, nếu xảy ra sự cố, cầu dao sẽ được đóng ngay lập tức để tránh hiện tượng chập điện cháy nổ, nhánh dây điện nào cũng đều có cầu chì bảo đảm). Tuyệt đối không sử dụng dụng cụ, thiết bị có khả năng gây ra tia lửa điện do ma sát hay va đập. Khu vực kho chứa Kali hydroxit và Axit clohydric có hệ thống thông gió tự nhiên và cầu hút nhiệt tránh sự tích tụ của khí, hơi dễ cháy. Theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ ẩm tại khu vực này. Cấm để giẻ lau, giẻ bẩn dính dầu mỡ trong kho, không đưa xe vào sát khu vực kho, không hút thuốc hay mang các vật có khả năng gây cháy vào kho.

Phần IV.

NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

1. Bảng nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

Khi xảy ra sự cố thì người phát hiện ra sự cố phải cáo báo ngay cho giám đốc và người chịu trách nhiệm an toàn ở Công ty và báo động toàn đơn vị ứng phó với sự cố.

Giám đốc hoặc người có trách nhiệm được phân công phải trực tiếp chỉ huy xử lý sự cố tràn đổ hóa chất.

Phụ trách kho phải báo động sơ tán những người không phận sự ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, nếu có người bị nạn thì phải di chuyển ngay lập tức nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm và tiến hành sơ cấp cứu trước khi chuyển cơ sở y tế.

Tập hợp những người được phân công nhiệm vụ và đã được đào tạo về xử lý sự cố hóa chất tại hiện trường tràn đổ, nắm tình hình chung và triển khai hoạt động xử lý.

Trang bị bảo hộ đầy đủ cho công nhân trước khi tiến hành xử lý sự cố. Huy động phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố đã được trang bị vào quá trình thực hiện xử lý.

Bảng 4. Bảng nhân lực ứng phó sự cố hóa chất

STT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Nghiệp vụ
1 Vương Quốc Hùng Giám đốc Trực tiếp chỉ huy ứng phó sự cố Kỹ thuật an toàn hóa chất
2 Nguyễn Quang Tân Phụ trách an toàn hóa chất – môi trường Trực tiếp chỉ huy ứng phó sự cố Kỹ thuật an toàn hóa chất
3 Nguyễn Văn Ban Nhân viên Trực tiếp tham gia xử lý sự cố Kỹ thuật an toàn hóa chất
       

2. Bảng liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.

Bảng 5. Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất

STT Thiết bị,phương tiện Số lượng Đặc trưngkỹ thuật Tình trạng sử dụng Nơi bố trí thiết bị, phương tiện
1 Bình chữa cháy 4 MFZ4 Tốt Cửa ra vào kho
2 Bình chữa cháy 4 MFZ8 Tốt Cửa ra vào kho
3 Thùng vôi bột 4 Vôi bột Tốt Cửa ra vào kho
4 Thùng chứa cát 2 Cát khô Tốt Cửa ra vào kho
5 Thùng chứa nước 2 Nước Tốt Cửa ra vào kho
6 Xẻng 5 Cán tre sơn đỏ Tốt Cửa ra vào kho
7 5 10 lít Tốt Cửa ra vào kho
8 Mặt nạ phòng độc 5   Tốt Tủ thiết bị ứng cứu
9 Găng tay su 10   Tốt Tủ thiết bị ứng cứu
10 Ủng cao su 10   Tốt Tủ thiết bị ứng cứu
11 Tủ thuốc cấp cứu 2   Đầy đủ Tủ thiết bị ứng cứu

3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

Khi xảy ra sự cố thì nhân viên sẽ đánh kẻng báo động, sơ tán nhân sự, thông báo bằng điện thoại hoặc trực tiếp cho Giám đốc và người chịu trách nhiệm biết tình hình.

Lực lượng xử lý sự cố là tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty đã được huấn luyện và nắm vững kỹ thuật xử lý sự cố tràn đổ, cháy nổ hóa chất sẽ được thông báo và tập trung tại hiện trường khu vực tràn đổ hóa chất để tiến hành xử lý.

Hiện công ty sử dụng hệ thống thông tin do mạng viễn thông cung cấp, nếu sự cố không ảnh hưởng tới đường truyền thì công ty sẽ sử dụng điện thoại cố định để thông báo nội bộ và bên ngoài. Nếu sự cố ảnh hưởng tới đường truyền thì công ty sẽ sử dụng mạng di động hoặc trực tiếp thông báo cho nội bộ và ra bên ngoài.

4. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài.

Giám đốc sẽ tùy tình hình sự cố mà thông báo cho cơ quan chức năng địa phương (UBND phường nơi đặt kho bảo quản, cơ quan PCCC, Ban quản lý Khu công nghiệp và cơ sở y tế…) và các công ty, kho chứa bên cạnh… để có biện pháp hỗ trợ.

(Nếu kho bảo quản hóa chất nằm trong khu dân cư thì phải báo động ngay để sơ tán người dân sinh sống xung quanh kho nhằm bảo đảm an toàn cho người dân.)

Sau khi xử lý sự cố, công ty phải xác định nguyên nhân gây ra sự cố, thực hiện các biện pháp khắc phục đối với môi trường và sức khỏe cộng động. Báo cáo bằng văn bản tình hình xử lý và khắc phục sự cố về Sở Công Thương thành phố.

5. Kế hoạch sơ tán người, tài sản.

Khi xảy ra sự cố hóa chất thì lập tức báo động sơ tán những người không phận sự có mặt tại hiện trường tràn đổ và các khu vực có khả năng chịu tác động kế bên. Sơ tán ngay những nguồn có thể gây nguy hiểm hoặc là tác nhân gây ra các sự cố tiếp theo (nguồn lửa, nhiệt, máy cắt hàn, cắt cầu dao điện…).

Sau khi sơ tán người và tài sản thì cô lập vùng nguy hiểm, cảnh báo cho người không phận sự không được tập trung tại khu vực sự cố.

6. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.

Hằng năm, công ty sẽ cử cán bộ phụ trách an toàn môi trường – hóa chất và những người lao động trực tiếp làm việc với hóa chất tham gia các khóa đào tạo an toàn môi trường hóa chất do Sở Công Thương tổ chức, các khóa đào tạo công tác phòng cháy chữa cháy của Công an PCCC thành phố. Những nhân viên không trực tiếp làm việc với hóa chất cũng sẽ được công ty phổ biến các biện pháp xử lý và ứng phó với sự cố nếu gặp phải tình huống bất ngờ.

Định kỳ hằng tháng công ty sẽ tổ chức phổ biến, nhắc nhở cán bộ công nhân viên các biện pháp an toàn cần thực hiện khi tiếp xúc với hóa chất, các biện pháp sơ cấp cứu cần thiết khi xảy ra tai nạn với người lao động, các biện pháp xử lý ứng phó khi có sự cố.

Công ty sẽ tổ chức diễn tập phòng ngừa ứng phó sự cố khi có yêu cầu của đơn vị chức năng.

Phần V.

PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất được lập theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm các vấn đề sau:

1. Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.

Khi xảy ra tràn đổ hóa chất và trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thì việc đầu tiên công ty cần phải làm là tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, thực hiện các biện pháp ngăn chặn, hạn chế sự lan rộng và tác động của hóa chất.

Đối với Kali hydroxit  thì những ảnh hưởng đến môi trường hầu như là không có, tuy nhiên cần tránh tình trạng bụi hóa chất với nồng độ cao trong không khí có thể gây kích ứng đường hô hấp (với các triệu chứng gồm ho, khó thở), tác động tới mắt (gây kích thích mắt, mẫn đỏ và đau mắt), gây kích ứng da (da đỏ, ngứa và rát). Để hạn chế những tác động này thì trong quá trình xử lý sự cố cần phun ẩm để giảm bớt sự khuếch tán của bụi hóa chất vào không khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham gia vào quá trình xử lý sự cố. Hóa chất sau khi thu hồi được chứa trong thùng chứa chất thải kín và được xử lý theo theo quy định của pháp luật về chất thải nguy hại. Tránh không lưu trữ thùng chứa này ở nơi có thể xảy ra cháy hoặc có nguy cơ nổ thùng chứa.

Đối với Axit clohydric , khi phát tán vào môi trường thì chủ yếu ảnh hưởng đến nước ngầm và trong một thời gian 1 đến 10 ngày, đối với sinh vật thủy sinh LC50 = 0,1 mg/l (LC50 nồng độ gây chết 50% vật thí nghiệm). Tuy nhiên những ảnh hưởng tức thời của nó đối với con người (là chất gây ung thư, tác động xấu đến mắt, da và đường hô hấp) là rất nguy hiểm. Vì vậy để ngăn chặn sự tiếp xúc của hóa chất với người trực tiếp xử lý sự cố thì cần có trang bị bảo hộ lao động và thiết bị chuyên dùng cho nguời lao động. Phun nước để giải tán hơi hóa chất bảo vệ người lao động đồng thời tránh tình trạng nồng độ hóa chất trong không khí vượt quá giới hạn cháy nổ có thể cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản.

2. Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Khi sự cố hóa chất có những ảnh hưởng xấu tới môi trường đã được xác định thì công ty sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường như thu hồi triệt để hóa chất tràn đổ, làm sạch mặt bằng và môi trường nơi tràn đổ rò rỉ hóa chất (trung hòa, pha loãng, hấp thụ…), đền bù thiệt hại cho người dân và môi trường… đồng thời thực hiện các biện pháp theo yêu cầu của cơ quan chức năng quản lý nhà nước về môi trường.

3. Bảng hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

Bảng 6. Bảng hướng dẫn chi tiết các kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất

STT Loại hóa chất Tràn đổ, dò rỉ ở mức nhỏ Tràn đổ, dò rỉ ở diện rộng Lưu ý
1 Kali hydroxit 1. Hủy bỏ tất cả các nguồn đánh lửa. 1. Hủy bỏ tất cả các nguồn đánh lửa. Sử dụng phương pháp thu hồi không tạo ra bụi hóa chất. Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát nước chung. Ngăn ngừa bụi hóa chất và giảm thiểu sự tán xạ bằng nước hoặc phun ẩm.
2. Thông gió diện tích tràn đổ hóa chất. 2. Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn.
3. Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý. 3. Mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp trước khi tiến hành xử lý sự cố.
4. Thu hồi hóa chất tràn đổ vào thùng chứa chất thải hóa học kín. 4. Cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất.
5. Hóa chất tràn đổ phải được xử lý tại nhà máy sản xuất hoặc do đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại xử lý. 5. Thu hồi hóa chất tràn đổ và chứa trong thùng chứa chất thải hóa học kín.
  6. Hóa chất tràn đổ phải được xử lý tại nhà máy sản xuất hoặc do đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại xử lý.
2 Axit clohydric 1. Thông gió diện tích tràn đổ hóa chất. 1. Thông gió khu vực rò rỉ hoặc tràn. Không sử dụng chất liệu dễ cháy (như mùn cưa). Nước rửa làm sạch khu vực tràn đổ rò rỉ không được xả ra hệ thống thoát nước chung. Phun nước để giải tán hơi hóa chất bảo vệ nhân viên trong khi xử lý rò rỉ hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Sử dụng dụng cụ và thiết bị không phát ra tia lửa.
2. Cách ly mọi nguồn đánh lửa. 2. Hủy bỏ tất cả các nguồn lửa.
3. Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi tiến hành xử lý. 3. Mang thiết bị phòng hộ cá nhân phù hợp trước khi tiến hành xử lý.
4. Hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất) sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín. 4. Cô lập khu vực tràn đổ, nghiêm cấm người không có nhiệm vụ vào khu vực tràn đổ hóa chất.
5. Hóa chất tràn đổ phải được xử lý tại nhà máy sản xuất hoặc do đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại xử lý. 5. Hấp thụ hóa chất tràn đổ bằng chất liệu trơ (như vermiculite, cát hoặc đất), sau đó đựng trong thùng chứa chất thải kín.
  6. Hóa chất tràn đổ phải được xử lý tại nhà máy sản xuất hoặc do đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại xử lý.

 

Phần VI.

PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO

Bản vẽ 1. Bản vẽ mặt bằng kho.

Bản vẽ 2. Bản vẽ bố trí các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất)

Các bạn có thể down bản tham khảo tại đây Hướng dẫn viết Mẫu Biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *