Hướng dẫn sử dụng hóa chất trong ngành nuôi trồng thủy sản

Hướng dẫn sử dụng hóa chất trong ngành nuôi trồng thủy sản

1.   Sử dụng clorin trong nuôi trồng thủy sản: 

Clorin là một lọai hóa chất sát khuẩn mạnh và được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản để xử lý nước tại ao lắng, sát khuẩn bể nuôi tôm giống, khử trùng ao nuôi, sát khuẩn dụng cụ…

Công thức hóa học: Có 2 dạng clorin phổ biến: Ca(OCl)2 (Calci hypochloride) và NaOCl (Natri hypochloride).

Dạng thương phẩm: Trong nuôi trồng thủy sản thường dùng Ca(OCl)2, là dạng bột màu trắng, với hàm lượng clorin 60-80%.

Ưuđiểm:

-Clorin có khả năng diệt khuẩn mạnh, diệt trừ một số loại virus, các ký chủ mang virus (tôm nhỏ, ruốc…), vi khuẩn, tảo, động vật phù du…

Nhược điểm: 

– Dư lượng clo tích tụ lâu ngày có thể làm thoái hóa môi trường.

– Khó gây màu nước sau khi sử dụng.

Cách sử dụng:

Trong môi trường nước mặn, lợ clorin hiện diện dưới hai dạng HOCl và OCl- ; HOCl có độc tính cao hơn OCl- 100 lần.

Khi pH môi trường thấp, dạng HOCl tồn tại nhiều trong nước, ngược lại khi pH môi trường cao OCl- tồn tại nhiều hơn. Do đó clorin có hiệu quả cao trong môi trường có pH thấp.

Dư lượng Clorin trong nước được khử bằng Na2S2O3 (Thiosulphat Natri) với tỷ lệ tối đa 1/7 (Boyd, 1992).

– Bước 1: Sử dụng trong ao lắng, lấy nước vào ao trữ trong 3 ngày để các dạng trứng, nang trong nước nở hoàn toàn.

– Bước 2: Dùng chlorin 60% 18kg/1000m3 nước. (Nếu dùng để xử lý ao bị đốm trắng: 30kg/1000m3 nước)

– Bước 3: Quạt nước 48 giờ

– Bước 4: Bón vôi để đạt pH

– Bước 5: Thêm khoáng và gây màu nước.

* Chlorine 60%: 50 –100ppm để khử trùng đáy ao,  20 –30 ppm để khử trùng nước ao. Trong ao đang nuôi cá có thể sử dụng: hàm lượng 0,1 – 0,2 ppm.

Sử dụng clorin trong nông nghiệp: 

– Clorin có thể dùng sử dụng để pha dung dịch rửa để chống nấm, chống vi khuẩn cho chồi cấy mô tạo cây giống, dung dịch sát khuẩn dụng cụ và vệ sinh xưởng chế biến thực phẩm đông lạnh.

– Sát trùng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm

 

  1. 2.   Formaldehyde (formalin, formol)

Là hoá chất khử trùng trong trại giống và ao nuôi. Có tác dụng diệt tảo, nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá.

Lượng dùng từ 10-25ppm khi bệnh bùng nổ. Sau khi dùng formol phải thay nước để thay để tăng cường ôxy trong ao.

Khi sử dụng trong ao nuôi thì ngưng cho tôm cá ăn và sau 24 giờ phải thay nước.

Trong trại giống có thể dùng từ 200-300ppm từ 30 giây đến 1 phút để phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú.

Formol còn được dùng để test sốc tôm giống để chọn tôm khoẻ.

 

  1. 3.   Ozon

Tác dụng của ozon trong sản xuất giống thủy sản

Nghiên cứu về ưng dụng ở diện rộng ozon trong các trại nuôi tôm giống, cá giống, chúng tôi thấy có nhiều ưu điểm vượt trội so với dùng chất Clor. Đó là: Thời gian xử lý nhanh hơn và các chỉ tiêu Hóa, Lý, Vi sinh hơn hẵn so với dùng Clor.

Giá thành rẻ hơn, tuy lúc đầu đầu tư cao, nhưng thời gian hoàn vốn chỉ trong 1 mùa, sau đó không cần đầu tư gì thêm ngoài sử dụng điện. Tiện lợi hơn và bớt nhân công.

Tôm, cá bố mẹ xử lý bằng ozon luôn sạch sẽ không bị bám rêu, mốc, nấm, khỏe đều, ăn mạnh, đẻ nhiều, tỷ lệ trứng mở cao.

Với liều lượng thích hợp dùng ozon trực tiếp vào bể ương hoặc bể phụ rồi dẫn nước quay vòng giảm độc tố H2S, NH3, NO3, chất hữu cơ, tiêu diệt vi sinh, tăng lượng oxy hòa tan. Ở quy trình Clor không dùng trực tiếp được mà phải thay nước, rất nguy hiểm hay gây sốc cho ấu trùng.

Các bệnh về phát sáng, nấm, nhiễm khuẩn giải quyết rất tốt, không phải dùng kháng sinh.

Bệnh đốm trắng chưa bị nhiễm lần nào.

Bệnh còi (MBV) bị rất ít, nếu có bị cũng rất nhẹ.

Tôm con tỷ lệ sống cao, bóng đẹp, khỏe hơn dùng Clor.

Các thức ăn sống: hào sống, ốc đỏ, trùn quế, actermi được ozon thanh trùng, an toàn, tỷ lệ nở cao.

Dùng ozon vệ sinh trại, thông bể nuôi đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo vô trùng cao.

Vì rút ngắn được nhiều thời gian cho nên cùng một cơ sở vật chất của trại, khi dùng ozon nhân lực giảm đi đáng kể, số lượng giống thủy sản tăng lên 1,5-2 lần. Năm 2004, đoàn Việt kiều ở Mỹ về đầu tư thủy sản ở VN có KS. Vũ Thế Trụ (Đại học Washington) – một chuyên gia về nuôi trồng thủy sản, đã đánh giá cao công nghệ dùng ozon xử lý môi trường nước nuôi thủy sản và đã đầu tư đồng bộ thiết bị ozon cho trại tôm giống Hoàng Việt ở Phan Rang – Ninh THuận.

Điều đáng chú ý là khi sử dụng ozon để xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nồng độ đủ và thời gian lưu cũng phải đủ mới có khả năng tiệt trùng tốt.

 

  1. 4.    Thuốc tím (KMnO4 – Potassium permanganate)

Thuốc tím là chất ôxy hóa mạnh, có phổ diệt khuẩn rộng, diệt tảo, tăng oxy hoà tan, giảm chất hữu cơ trong nước ao nuôi thủy sản.

Nồng độ thường dùng là 1-2 ppm.

Thuốc tím dùng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối (tránh ánh nắng) để có tác dụng tốt nhất.

 

  1. 5.    Vôi

Sử dụng trong nuôi trồng thủy sản:

Vôi là một hóa chất được sử dụng rất rộng rãi để nâng pH nước (đặc biệt khi mưa lớn), tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước, diệt tạp, giảm tảo và sát khuẩn bờ ao, đáy ao, làm trong nước, giảm CO2, phân hủy mùn bã đáy ao, tạo môi trường kiềm giúp tôm cứng vỏ…

Công thức hóa học: Có các dạng chủ yếu:

  • CaO (vôi nóng, vôi nung, vôi sống): làm tăng mạnh pH, chỉ dùng khi cải tạo ao, không dùng cho ao đang nuôi tôm, cá.
  • Ca(OH)2 (vôi tôi): dùng cải tạo ao, tăng pH đất, nước
  • CaCO3 (vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi): hạ phèn, khử trùng
  • Dolomite (Vôi đen CaMg(CO3)2): hạ phèn, ít ảnh hưởng tới pH.

Dạng thương phẩm: Là dạng bột / cục màu trắng. Tùy theo mục đích sử dụng chọn loại vôi phù hợp.

Ưu điểm:

– Rẻ tiền, nhiều công dụng.

Nhược điểm: 

– Dễ mất tác dụng khi để lâu trong môi trường ẩm

Sử dụng:

1/ Cải tạo ao nuôi: dùng vôi bột CaCO3 hay vôi tôi Ca(OH)2, lượng sử dụng: 10 – 15 kg/ 100m2.

2/ Hạ phèn: khắc phục hiện tượng rửa trôi phèn sau mưa và xì phèn từ đáy ao. Dùng vôi bột CaCO3.

  • Với ao nuôi cá con: hòa với nước, lóng lấy nước trong tạt xuống ao (có thề làm nhiều lần). Lượng sử dụng: 3 – 4 kg/100m2.
  • Với ao nuôi cá lớn, tôm: hòa với nước, không cần lóng trong, tạt xuống ao. Lượng sử dụng: 1 – 2 kg/100m2.
  • Với bè nuôi cá: cho vôi vào các bịch vải nhỏ, treo vào bè, ở đầu dòng chảy. Lượng sử dụng: 2 – 4 kg/10m3 nước trong bè,

3/ Lắng chìm các chất hữu cơ lơ lửng trong nước sau khi mưa, làm giảm độ đục của nước. Lượng sử dụng: 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao.

4/ Phòng bệnh cho tôm, cá: trong quá trình nuôi, định kỳ 10 – 15 ngày một lần bón vào ao 1 – 2 kg vôi CaCO3 /100m2. Đối với bè thì treo túi vôi 2 – 4 kg/10m3 nước bè.

Sử dụng vôi trong nông nghiệp: 

– Cải tạo đất (đất phèn) trồng cây

– Tác dụng như phân vô cơ cung cấp canxi (cần thiết cho một số loại cây: cà chua, ớt…)

– Chống nấm trên thân cây

– Hút ẩm trong bảo quản nông sản

– Tẩy trùng chuồng trại chăn nuôi

– Diệt ốc bươu vàng: khi gieo sạ, đánh rãnh thoát nước trên mặt ruộng để ốc tập trung vào các rãnh và thu gom bằng tay dễ dàng. Sử dụng vôi bột để khống chế OBV với lượng 1kg cho khoảng 20m đoạn rãnh hoặc ở những nơi trũng còn đọng nước trên mặt ruộng thì dùng với lượng 1kg cho diện tích 30m2)

 

  1. 6.    Sử dụng Anolyte trong sản xuất tôm giống

Bơm nước biển thẳng vào bể lắng và trộn với dung dịch Anolyte với định mức 4 lít/m3. Sục khí 12 giờ sau đó cho thuốc tím nồng độ 0,5ppm để tăng quá trình trợ lắng, tiếp tục sục khí 12 giờ đến khi nước trong. Sau đó bơm nước vào bể lọc chảy xuống hồ chứa để sử dụng nuôi ấu trùng tôm, tôm mẹ và thay thế nước trong quá trình nuôi tôm. Để tránh tái nhiễm khuẩn nước sạch trong hồ dự trữ nên khử trùng 3 ngày/lần bằng cách trộn đều Anolyte vào nước trong hồ chứa với tỉ lệ 2 lít/m3 và sục khí 4 giờ.

Khử trùng bề mặt bể nuôi tôm

Các bề mặt bể nuôi tôm giống trước khi khử trùng cần làm sạch các chất bẩn hữu cơ. Việc khử trùng được thực hiện bằng việc phun Anolyte lên bề mặt hoặc dùng khăn sạch tẩm Anolyte lau khắp bề mặt. Công đoạn này được tiến hành vài lần, mỗi lần cách nhau 15-30 phút. Liều lượng 2-3 lít/m3 bề mặt/lần. Sau khi kết thúc lần vệ sinh cuối cùng cần để khô bề mặt ít nhất 3 giờ. Sau đó rửa lại bằng nước sạch nhiều lần rồi mới dùng để nuôi tôm.

Khử trùng dụng cụ nuôi tôm

Các dụng cụ bằng nhựa hay cao su có thể ngâm nhúng vào dung dịch Anolyte trong 20 phút, rồi để khô tự nhiên hoặc phơi nắng. Các đồ bằng kim loại nếu muốn khử trùng bằng Anolyte chỉ được lau rửa trong 5 phút, sau đó phải được rửa sạch bằng nước sạch để tránh ăn mòn.

Phòng ngừa bệnh không phải sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi

Giai đoạn Zoe: phòng bệnh dùng 10ml/m3;

Giai đoạn Myzite: phòng bệnh dùng 20ml/m3;

Giai đoạn Post: phòng bệnh dùng 30ml/m3.

Khoảng 3-4 ngày phòng bệnh 1 lần.

Tắm cho tôm mẹ

Lấy 10 lít nước biển đã qua khử trùng pha với 20ml dung dịch Anolyte để tắm cho tôm mẹ trong vòng 10 phút, sau đó vớt tôm mẹ vào bể nuôi, cứ 3-4 ngày tắm cho tôm mẹ 1 lần.

 

  1. 7.   Thảo dược và các biện pháp sinh học ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

 

Thảo dược trong nuôi tôm, cá

Tỏi

Nấm

Ong

Kiến

Bọ đuôi kìm

Phân hữu cơ – sinh học

Thảo dược và chế phẩm sinh học sử dụng trong thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y

Thảo dược trong thức ăn chăn nuôi

 

8. Kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

 

Lạm dụng kháng sinh trong ngành thuỷ sản kích thích khả năng kháng thuốc của vi khuẩn   

Kháng sinh thường không bị phân huỷ và tồn lưu trong môi trường nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian dài, khiến các loại vi khuẩn dần thích nghi với môi trường có kháng sinh.

Theo báo cáo mới đây của Tiến sĩ Felipe Cabello và các cộng sự tại trường Cao đẳng Y tế New York, việc lạm dụng kháng sinh trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể gây hại cho sức khoẻ thuỷ sản, động vật và cả con người.

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nhờn thuốc và có thể dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc trong cơ thể động vật và người, cũng như trong thuỷ sản. Do đó, cần thận trọng hơn khi sử dụng các loại kháng sinh phòng bệnh.

Theo báo cáo của Tiến sĩ Cabello, việc sử dụng kháng sinh liều cao để phòng bệnh khá phổ biến trong ngành thuỷ sản, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các loại kháng sinh này thường không bị phân huỷ và tồn lưu trong môi trường nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian dài, khiến các loại vi khuẩn thích nghi với môi trường có kháng sinh. Kết quả là các loại vi khuẩn gây bệnh trong thuỷ sản lại có khả năng kháng thuốc kháng sinh.

Đặc tính kháng thuốc này ở vi khuẩn có thể chuyển sang các mầm bệnh ở người và động vật.

Nếu kháng sinh được trộn lẫn vào thức ăn nuôi thuỷ sản, có thể tìm thấy dư lượng kháng sinh trong thịt thuỷ sản và các sản phẩm chế biến. Những người ăn thuỷ sản chứa dư lượng kháng sinh sẽ vô tình hấp thụ kháng sinh vào cơ thể, dẫn đến những thay đổi trong môi trường vi khuẩn bình thường, khiến họ trở nên dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Tiến sĩ Cabello khẳng định rằng nếu không chấm dứt tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, sẽ ngày càng có nhiều mầm bệnh có khả năng kháng thuốc, khiến bệnh dịch gia tăng ở cả thuỷ sản, động vật và người.

 

Tham Khảo Thêm

HÓA CHẤT

SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

Theo TS Lý Thị Thanh Loan, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, hiện nay có 4 phương pháp sử dụng thuốc để áp dụng trong nuôi trồng tùy theo từng loại hình sản xuất, nhưng người nuôi chưa phân biệt rõ do thiếu hiểu biết hoặc vì quá lo lắng nên vội vã lạm dụng.

1. Phương pháp tắm: Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép). Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng trong các trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ.

2. Phương pháp ngâm: Thuốc được sử dụng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, áp dụng cho các đầm ao có diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao nuôi, đồng thời phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao đề phòng khi có sự cố xảy ra.

3. Phương pháp uống: Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, cách này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, đôi khi bỏ ăn nên hiệu quả không cao. Do vậy khi áp dụng cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nuôi.

4. Phương pháp tiêm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản, nhưng chỉ áp dụng cho loài quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

Về các loại thuốc, hóa chất trong danh mục sử dụng nuôi trồng gồm có 10 loại sau:

1/ Vôi (CaCO3CaO) là tác nhân chính dùng xử lý đất và nước ao nuôi cũng được xem như chất diệt tạp và khử trùng trước khi thả giống, ngoài ra còn có tác dụng giảm độ chua (axid) trong đất, tăng kiềm, hòa tan các chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển.

2/ Chlorine có 2 dạng là Calci hypochloride và Natri hypochloride là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc với tất cả các sinh vật dùng khử trùng nước, ao nuôi, bể ương dụng cụ. Chlorine có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh động vật trong nước. Với hàm lượng Chlorine 60%, có thể dùng từ 50-100ppm để khử trùng đáy ao và 20-30ppm để khử trùng nước ao. Trong ao có tôm thì hàm lượng dùng từ 0,08-0,10ppm.

3/ Formaldehyde (Formalin, Formol) sử dụng như chất khử trùng trong trại giống và ngoài ao nuôi, diệt nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá. Lượng dùng từ 10-25ppm khi bệnh bùng nổ nhưng phải có sẵn nước để thay để tăng cường ôxy trong ao. Khi sử dụng trong ao nuôi thì ngưng cho tôm cá ăn và sau 24 giờ phải thay nước. Trong trại giống có thể dùng từ 200-300ppm từ 30 giây đến 1 phút để phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú.

4/ Benzalkonium Chlorine (BKC) cũng là chất độc đối với vi khuẩn, vi rút, nấm…hiệu quả nhanh hơn Formaldehyde. Liều dùng khi cải tạo ao 3-5ppm ở mực nước 10-30cm và để kiểm soát mầm bệnh từ 0,3-1,0ppm ở mực nước 1m.

5/ Iodine cũng tương tự như Chlorine là chất ôxy hóa mạnh để diệt sinh vật, vi rút.

6/ Thuốc tím (KMnO4) là chất có khả năng ôxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt khuẩn được sử dụng với nồng độ 1-2ppm có tác dụng tăng DO, giảm chất hữu cơ trong ao.

 

Thuốc tím – KMnO4

7/ Rotenol, Saponin được chiết từ rễ dây thuốc cá (Rotenol) và có nhiều trong bã hạt trà (Saponin) là chất độc với cá nhưng không với loài giáp xác. Được dùng để diệt cá tạp trong ao tôm hoặc ức chế hô hấp của cá, ngoài ra còn có thể xử lý bệnh mảng bám trên tôm.

8/ Nhóm chế phẩm sinh học (Probiotic) và men vi sinh, trong đó nhóm 1 dùng xử lý ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn, tuy nhiên hiện nay hiệu quả chưa có tính thuyết phục. Còn nhóm 2 giúp các men phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ đạm, béo, đường, xơ giúp phân hủy chất thải trong ao nuôi.

9/ Vitamin C giúp tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng chống các bệnh nhiễm khuẩn, giảm strees do các biến động môi trường.

10/ Sắc tố Carotenoid giúp tạo màu sắc cho thức ăn thủy sản, có trong thịt và vỏ tôm do cá, tôm không tự tổng hợp được sắc tố mà tùy thuộc vào lượng carotenoid trong thức ăn.

Một số lưu ý

khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản

Khi sử dụng kháng sinh cho các đối tượng thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm phải thận trọng, chính xác và phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

–  Thật hạn chế khi sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản để tránh ảnh hưởng đến người tiêu thụ sản phẩm và thuốc sử dụng phải được luật pháp của các nước cho phép sử dụng.

–  Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh: kháng sinh sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng. Tránh sử dụng những kháng sinh được dùng điều trị bệnh cho người để hạn chế hiện tượng vi khuẩn  kháng thuốc. Nếu sử dụng những kháng sinh này thì dư lượng (MRL) không được phép hiện diện trong sản phẩm .

 

 DANH MỤC MỘT SỐ HÓA CHẤT

SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

STT Tên hóa chất Công dụng
1 Các loại vôi  
  CaCO3, CaO Cải tạo, xử lý nền đáy ao
  Dolomite, Zeolite, bột vỏ sò, CaCO3 Xử lý nước, nền đáy ao trong khi nuôi
2 Các loại hóa chất khử trùng, diệt tạp  
  Chlorine, Formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), Iodine, GDA (Glutaraldehyde), BKC (Benzalkonium Chloride) Xử lý nền đáy ao, xử lý nước ao nuôi, diệt tảo, nhóm Nguyên sinh động vật
3 Nhóm hạt bã trà, dây thuốc cá  
  Saponin, Rotenol, dây thuốc cá Diệt cá tạp, diệt nhóm Nguyên sinh động vật tạo mảng bám trên thân tôm
4 Nhóm phân bón (vô cơ và hữu cơ)  
  NPK, bột đậu nành, bột cá, bột cám gạo Gây màu nước (kích thích tảo phát triển)
5 Nhóm chế phẩm sinh học  
  Các loại chế phẩm (vi sinh và enzym) Phân hủy chất hữu cơ, kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển
6 Đường cát (đường mía – Saccharose) Kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế nhóm vi khuẩn gây hại

 

 ☎️ ️Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ dưới đây, trân trọng cảm ơn!
💯 Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng, hàng chuẩn

VMCGROUP HÀ NỘI
SỐ 61 NGÕ 381 NGUYỄN KHANG-CẦU GIẤY 
(Thẳng cầu Yên Hòa đi vào 200m). 
Hotline 0947 464 464_ 093 456 8852
Tel 0243.7474 666 | 0243.7472 333 
VMCGROUP THANH HÓA
343 Lê Lai – Tp. Thanh Hóa
Tel 093.224.5500 | 0934.533.885
0237.6767.666 | 0237.666.5656
Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Tel 02436 877 888 
VMCGROUP HẢI PHÒNG
406 Hùng Vương – Tel 093456 8012
VMCGROUP ĐÀ NẴNG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0911 670 670
VMCGROUP QUẢNG NGÃI 
51 Chu Văn An – Tel 0989 463 066
VMCGROUP NHA TRANG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0905 188 667
VMCGROUP HCM
9 Đường số 5 KDC Him Lam– Tel 0918 113 698
VMCGROUP CẦN THƠ
40M Đường 3A KDC Hưng Phú 1– Tel 0969 239 117

 

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *