Hướng dẫn cách xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao

HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÝ PHÈN TRONG AO NUÔI THỦY SẢN HIỆU QUẢ

Ao nuôi bị nhiễm phèn là một trong những vấn đề khiến bà con lo lắng. Bởi nó gây nên nhiều tác động xấu cho sức khỏe sinh trưởng phát triển của vật nuôi. Nếu không biết cách xử lý, phèn trong ao quá nhiều có thể gây chết tôm cá hàng loạt. Theo dõi bài viết dưới đây, hóa chất Việt Mỹ sẽ hướng dẫn cách xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản hiệu quả.

1. Nhận diện các dấu hiệu của ao bị nhiễm phèn

Có một số dấu hiệu cho thấy ao nuôi đã bị nhiễm phèn, bao gồm:

  • Nước trong ao có màu trà nhạt và trong suốt hơn. Không có sự phát triển của tảo.
  • Có lớp váng vàng nhạt trên mặt nước.
  • Độ pH của nước giảm xuống, khiến tôm thường bỏ ăn sau khi trời mưa.
  • Thân và mang của tôm chuyển sang màu vàng.
  • Tôm khó lột xác, bị tấp mé và chết do phèn bám vào mang, gây cản trở quá trình hấp thụ oxy.
  • Vùng đất xung quanh ao có màu xám đen và chứa nhiều hợp chất Pyrite (FeS2), khi đào ao dễ bị nhiễm phèn.

2. Tại sao cần phải xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản

Ta cần phải xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản. Bởi chúng mang lại những tác động không tốt tới vật nuôi bao gồm:  

  • Làm cho tôm cá chậm lớn và có tỉ lệ sống thấp.
  • Giảm độ pH trong ao, làm tăng độc tính của các khí độc.
  • Gây stress và làm giảm sức đề kháng của tôm cá.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme của sinh vật thủy sinh trong ao.
  • Tăng quá trình hô hấp, dẫn đến mất nhiều năng lượng, từ đó khiến tôm cá chậm lớn
  • Làm chậm quá trình phát triển và sinh sản của tôm cá.
  • Hợp chất phèn còn bám vào thân và vỏ của tôm cá, đặc biệt là mang, khiến chúng bị vàng mang.
  • Ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm, khiến chúng thiếu hụt khoáng chất cần thiết.
Tôm bị nhiễm phèn khiến chúng chậm lớn
Tôm bị nhiễm phèn khiến chúng chậm lớn

3. Hướng dẫn cách xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao

Để giải quyết tình trạng phèn trong ao nuôi thủy sản, có thể áp dụng các cách sau:

3.1 Sử dụng vôi

Vôi là một trong những phương pháp cổ xưa được sử dụng từ lâu đời đến nay. Vôi được áp dụng rất phổ biến bởi nó có nhiều ưu điểm đặc biệt trong việc khử phèn cho ao nuôi. Ngoài ra nó còn giúp khử trùng ao, cải thiện chất lượng nước, ổn định độ pH trong ao và 

 Thường được áp dụng trước khi nuôi, trong giai đoạn cải tạo ao, rút cạn nước và rắc vôi bột để khử phèn.

Cách sử dụng:

Dùng để cải tạo ao trước khi thả giống: 15-20kg/100m2

Trong quá trình nuôi: Sử dụng vôi bột và vôi tôi hòa tan vào nước, sau đó tạt xuống ao. Liều lượng từ 1-10kg/1000m2. Định kỳ 20 ngày tạt 1 lần.

Sử dụng vôi
Sử dụng vôi

3.2 Sử dụng EDTA

EDTA là một loại hóa chất phổ biến trong ngành thủy sản với nhiều công dụng tuyệt vời. Một trong số đó là khả năng khử kiềm hiệu quả trong ao nuôi. Ngoài ra, nó còn có nhiều công dụng khác như khử kim loại nặng, giảm độ nhớt và váng bột trong ao nuôi. Nó cũng có tác dụng lắng các chất lơ lửng trong ao, cải thiện chất lượng nước và giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh.

Cách sử dụng: Hòa tan EDTA vào nước và tạt xuống ao để ngăn ngừa tình trạng phèn đất trong ao nuôi thủy sản với liều lượng 1kg EDTA cho 3000-4000 m3 nước.

Sử dụng EDTA
Sử dụng EDTA

3.3 Sử dụng Zeolit

Zeolit là một hợp chất khoáng sét được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản nói chung và để hỗ trợ giảm tình trạng nhiễm phèn trong ao nuôi nói riêng, nhờ tính chất khử các loại kim loại nặng, trong đó có sắt (Fe).

Zeolit là một loại vật liệu hấp thụ hiệu quả các khí độc tích tụ ở đáy ao nuôi. Các chất như NH3, NO2, H2S, CO2,… sẽ bị hấp thụ và không còn gây hại cho nước. Điều này giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn và các bệnh tật trong ao nuôi. Đồng thời, zeolit cũng ngăn chặn sự hình thành khí lưu huỳnh và ngăn ngừa sự tích tụ phèn trong ao.

Ngoài ra, zeolit còn có tác dụng phân hủy các tảo và chất bẩn trong ao nuôi. Nó cũng giúp duy trì độ pH ổn định, giữ cho màu nước trong ao luôn trong lành và không có váng bọt.

Cách sử dụng zeolite rất đơn giản, chỉ cần rải đều lên mặt ao. Thời gian tốt nhất để sử dụng zeolit là sau 15 giờ.

Đối với việc cải tạo ao, nên sử dụng 10-30kg zeolit cho mỗi 1000m2 diện tích ao. Trong quá trình nuôi, liều lượng zeolite cần dùng là 10-15kg cho mỗi 1000m2.

Trên đây là các cách hiệu quả để xử lý phèn trong ao nuôi thủy sản. Hóa chất Việt Mỹ hiện đang cung cấp phân phối hóa chất thủy sản chất lượng cao, bao gồm cả zeolit và hai loại hóa chất khác đã được đề cập ở trên. Quý khách có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ với chi nhánh gần nhất theo số điện thoại được cung cấp ở cuối trang web để được tư vấn và báo giá.

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *