Các loại hóa chất nuôi trồng thủy sản

Các loại hóa chất nuôi trồng thủy sản

Hiện nay có 4 phương pháp sử dụng thuốc để áp dụng trong nuôi trồng tùy theo từng loại hình sản xuất, nhưng người nuôi chưa phân biệt rõ do thiếu hiểu biết hoặc vì quá lo lắng nên vội vã lạm dụng.

1. Phương pháp tắm: Dùng thuốc với nồng độ tương đối cao cho động vật thủy sản theo thời gian quy định (tương ứng với nồng độ thuốc cho phép). Lưu ý rằng cách này chỉ áp dụng trong các trại giống hoặc môi trường nuôi có diện tích nhỏ.

2. Phương pháp ngâm: Thuốc được sử dụng với nồng độ thấp và thời gian kéo dài, áp dụng cho các đầm ao có diện tích lớn. Để giảm lượng hóa chất sử dụng cần hạ thấp mực nước trong ao nuôi, đồng thời phải chuẩn bị một lượng nước sạch để chủ động cấp vào ao đề phòng khi có sự cố xảy ra.

3. Phương pháp uống: Dùng thuốc hoặc các chế phẩm trộn vào thức ăn, cách này thường kém hiệu quả đối với một số bệnh vì khi đối tượng nuôi bị bệnh khả năng hoạt động sẽ kém, đôi khi bỏ ăn nên hiệu quả không cao. Do vậy khi áp dụng cần bổ sung thêm dầu gan mực, dầu thực vật bao bên ngoài viên thức ăn để hạn chế thuốc, hóa chất bị mất đi do hòa tan trong môi trường nuôi.

4. Phương pháp tiêm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể động vật thủy sản, nhưng chỉ áp dụng cho loài quý hiếm hoặc đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

Về các loại thuốc, hóa chất trong danh mục sử dụng nuôi trồng gồm có 10 loại sau:

1/ Vôi (CaCO3, CaO) là tác nhân chính dùng xử lý đất và nước ao nuôi cũng được xem như chất diệt tạp và khử trùng trước khi thả giống, ngoài ra còn có tác dụng giảm độ chua (axid) trong đất, tăng kiềm, hòa tan các chất hữu cơ, kích thích tảo phát triển.

2/ Chlorine có 2 dạng là Calci hypochloride và Natri hypochloride là hợp chất oxy hóa mạnh, có tính độc với tất cả các sinh vật dùng khử trùng nước, ao nuôi, bể ương dụng cụ. Chlorine có thể diệt tất cả các vi khuẩn, virút, tảo, phiêu sinh động vật trong nước. Với hàm lượng Chlorine 60%, có thể dùng từ 50-100ppm để khử trùng đáy ao và 20-30ppm để khử trùng nước ao. Trong ao có tôm thì hàm lượng dùng từ 0,08-0,10ppm.

3/ Formaldehyde (Formalin, Formol) sử dụng như chất khử trùng trong trại giống và ngoài ao nuôi, diệt nấm, vi khuẩn, ngoại ký sinh trùng trên tôm, cá. Lượng dùng từ 10-25ppm khi bệnh bùng nổ nhưng phải có sẵn nước để thay để tăng cường ôxy trong ao. Khi sử dụng trong ao nuôi thì ngưng cho tôm cá ăn và sau 24 giờ phải thay nước. Trong trại giống có thể dùng từ 200-300ppm từ 30 giây đến 1 phút để phòng bệnh MBV trên ấu trùng tôm sú.

4/ Benzalkonium Chlorine (BKC) cũng là chất độc đối với vi khuẩn, vi rút, nấm…hiệu quả nhanh hơn Formaldehyde. Liều dùng khi cải tạo ao 3-5ppm ở mực nước 10-30cm và để kiểm soát mầm bệnh từ 0,3-1,0ppm ở mực nước 1m.

5/ Iodine cũng tương tự như Chlorine là chất ôxy hóa mạnh để diệt sinh vật, vi rút.

6/ Thuốc tím (KMnO4) là chất có khả năng ôxy hóa chất hữu cơ, vô cơ và diệt khuẩn được sử dụng với nồng độ 1-2ppm có tác dụng tăng DO, giảm chất hữu cơ trong ao.

hoa chat nuoi thuy san

 

Thuốc tím – KMnO4

7/ Rotenol, Saponin được chiết từ rễ dây thuốc cá (Rotenol) và có nhiều trong bã hạt trà (Saponin) là chất độc với cá nhưng không với loài giáp xác. Được dùng để diệt cá tạp trong ao tôm hoặc ức chế hô hấp của cá, ngoài ra còn có thể xử lý bệnh mảng bám trên tôm.

8/ Nhóm chế phẩm sinh học (Probiotic) và men vi sinh, trong đó nhóm 1 dùng xử lý ao nuôi hoặc bổ sung vào thức ăn, tuy nhiên hiện nay hiệu quả chưa có tính thuyết phục. Còn nhóm 2 giúp các men phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ đạm, béo, đường, xơ giúp phân hủy chất thải trong ao nuôi.

9/ Vitamin C giúp tăng cường trao đổi chất và tăng sức đề kháng chống các bệnh nhiễm khuẩn, giảm strees do các biến động môi trường.

10/ Sắc tố Carotenoid giúp tạo màu sắc cho thức ăn thủy sản, có trong thịt và vỏ tôm do cá, tôm không tự tổng hợp được sắc tố mà tùy thuộc vào lượng carotenoid trong thức ăn.

Một số lưu ý

khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thủy sản

Khi sử dụng kháng sinh cho các đối tượng thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm phải thận trọng, chính xác và phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:

–  Thật hạn chế khi sử dụng thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh thủy sản để tránh ảnh hưởng đến người tiêu thụ sản phẩm và thuốc sử dụng phải được luật pháp của các nước cho phép sử dụng.

–  Chọn lựa và sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh: kháng sinh sử dụng phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng. Tránh sử dụng những kháng sinh được dùng điều trị bệnh cho người để hạn chế hiện tượng vi khuẩn  kháng thuốc. Nếu sử dụng những kháng sinh này thì dư lượng (MRL) không được phép hiện diện trong sản phẩm .

 

 DANH MỤC MỘT SỐ HÓA CHẤT

SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

STT Tên hóa chất Công dụng
1 Các loại vôi  
  CaCO3, CaO Cải tạo, xử lý nền đáy ao
  Dolomite, Zeolite, bột vỏ sò, CaCO3 Xử lý nước, nền đáy ao trong khi nuôi
2 Các loại hóa chất khử trùng, diệt tạp  
  Chlorine, Formaldehyde, thuốc tím (KMnO4), Iodine, GDA (Glutaraldehyde), BKC (Benzalkonium Chloride) Xử lý nền đáy ao, xử lý nước ao nuôi, diệt tảo, nhóm Nguyên sinh động vật
3 Nhóm hạt bã trà, dây thuốc cá  
  Saponin, Rotenol, dây thuốc cá Diệt cá tạp, diệt nhóm Nguyên sinh động vật tạo mảng bám trên thân tôm
4 Nhóm phân bón (vô cơ và hữu cơ)  
  NPK, bột đậu nành, bột cá, bột cám gạo Gây màu nước (kích thích tảo phát triển)
5 Nhóm chế phẩm sinh học  
  Các loại chế phẩm (vi sinh và enzym) Phân hủy chất hữu cơ, kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển
6 Đường cát (đường mía – Saccharose) Kích thích nhóm vi khuẩn có lợi phát triển, ức chế nhóm vi khuẩn gây hại

VMCGROUP luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của Quý khách! Chúng tôi cam kết chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đẩy đủ kiểm định, an toàn về sức khỏe, được Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế cấp phép sử dụng. 

Các sản phẩm quý khách xem chi tiết tại đây

 ☎️ ️Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của Việt Mỹ dưới đây, trân trọng cảm ơn!
💯 Chúng tôi luôn cam kết 100% về chất lượng, hàng chuẩn

VMCGROUP HÀ NỘI
SỐ 61 NGÕ 381 NGUYỄN KHANG-CẦU GIẤY 
(Thẳng cầu Yên Hòa đi vào 200m). 
Hotline 0947 464 464_ 093 456 8852
Tel 0243.7474 666 | 0243.7472 333 
VMCGROUP THANH HÓA
343 Lê Lai – Tp. Thanh Hóa
Tel 093.224.5500 | 0934.533.885
0237.6767.666 | 0237.666.5656
Số 8 Ngõ 111 Phan Trọng Tuệ – Tel 02436 877 888 
VMCGROUP HẢI PHÒNG
406 Hùng Vương – Tel 093456 8012
VMCGROUP ĐÀ NẴNG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0911 670 670
VMCGROUP QUẢNG NGÃI 
51 Chu Văn An – Tel 0989 463 066
➡️VMCGROUP NHA TRANG
364 Điện Biên Phủ – Tel 0905 188 667
➡️VMCGROUP HCM
9 Đường số 5 KDC Him Lam– Tel 0918 113 698
VMCGROUP CẦN THƠ
40M Đường 3A KDC Hưng Phú 1– Tel 0969 239 117

 

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *